THỦ TỤC NHẬP KHẨU GIÀY DÉP TỪ TRUNG QUỐC VỀ VIỆT NAM

Những năm gần đây nhu cầu sử dụng  hàng nhập khẩu của người tiêu dùng Việt Nam tăng cao, ngoài những mặt hàng về công nghệ như điện thoại, máy tính... thì mặt hàng thời trang như quần áo, giày dép, túi xách... cũng được người tiêu dùng quan tâm nhiều. Để nhập khẩu mặt hàng giày dép về kinh doanh, doanh nghiệp cần hiểu rõ những quy trình, hồ sơ, thủ tục hải quan và chính sách thuế nào?

 Để giải đáp những thắc mắc của doanh nghiệp, Tín Dương Logistics sẽ chia sẻ kinh nghiệm trong bài viết dưới đây:

 

* Chính sách nhập khẩu

  • Theo quy định tại Phụ lục I, III Nghị định 69/2018/NĐ-CP, mặt hàng quần áo, giày dép, túi xách không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện nên Doanh nghiệp nhập khẩu hoàn toàn bình thường.
  • Thông tư số 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 20 tháng 04 năm 2018 sửa đổi bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 25 tháng 03 năm 2015 quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

 

 

  • HS code giày dép và thuế nhập khẩu giày dép

Mã HS code giày dép đề nghị doanh nghiệp tham khảo chương 64: Giày, dép, ghệt và các sản phẩm tương tự; các bộ phận của các sản phẩm trên (không bao gồm giày dép dùng một lần, giày dép đồ chơi, giày patin…).

Doanh nghiệp dựa vào thực tế hàng hóa của mình để áp mã HS code giày dép phù hợp.

=> Vui lòng liên hệ Tín Dương Logistics để check mã HS code và thuế phù hợp.

 

* Hồ sơ hải quan và thủ tục nhập khẩu giày dép

Mặt hàng giày dép (mới 100%) không thuộc danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành hay xin giấy phép nên doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu bình thường.

Lưu ý:

  • Đối với mặt hàng là giày dép da, giày thể thao thì xuất khẩu bình thường như những mặt hàng thông thường khác. Tuy nhiên đối với mặt hàng là giày da thật thì nên xem da động vật gì có thuộc danh mục CITES không.
  • Hàng gia công thì cần phải có hợp đồng gia công để khai báo với hải quan.
  • Đa số các nước nhập khẩu họ sẽ cần C/O (Certificate of Origin) để được giảm miễn thuế.

 

 

  • Các bước làm thủ tục hải quan:

1/ Chuẩn bị hồ sơ trước khi khai hải quan

2/ Khai báo trên phần mềm khai hải quan điện tử. Nhận kết quả phân luồng tờ khai chính thức. 

3/ Nộp thuế CO và VAT của hàng hóa căn cứ theo tờ khai hải quan đã thực hiện tại bước 2.

4/ Tùy theo kết quả phân luồng bạn sẽ thực hiện các công việc sau tại cảng/sân bay khi hàng đến:

+ Luồng Xanh: nộp thuế và thông quan hàng hóa

+ Luồng Vàng : sau khi nộp thuế, cần chuẩn bị hồ sơ ở bước 1 nộp cho hải quan kiểm tra. Sau khi check, nếu mọi thông tin đều đúng như tờ khai thì hàng hóa sẽ thông quan và lấy về kho.

+ Luồng Đỏ : Sau khi nộp thuế, gửi hồ sơ cho hải quan. Sau đó, khui hàng hóa tại sân bay/cảng để hải quan kiểm tra thực tế hàng (hàng bị kiểm hóa). Nếu hàng hóa đúng như tờ khai thì hàng hóa sẽ được thông quan.

* Bộ hồ sơ làm thủ tục hải quan gồm:

  • Tờ khai hải quan nhập khẩu giá trị
  • Commercial Invoice (hóa đơn thương mại)
  • Hợp đồng ngoại thương ( Sale Contract)
  • Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành
  • Bill of Lading (vận đơn)
  • Certificate of Origin (C/O nếu có)
  • Packing List (Phiếu đóng gói)
  • Các chứng từ liên quan khác

 

Nội dung bài viết trên mang tính chất tham khảo trước khi nhập khẩu hàng hóa, để biết thêm và hiểu rõ hơn về quy trình nhập khẩu giày dép, vui lòng liên hệ Tín Dương Logistics, hotline: 0852789913 để check thông tin một cách chính xác nhất. 

Tín Dương Logistics - chữ tín ưu tiên hàng đầu!