Dịch vụ Dropship vận chuyển từ Trung Quốc đi Nhật, Hàn,Mỹ , Anh, Pháp, Đức, Đài Loan, Úc... Tại sao bạn lại cần ?

Dropship là gì ? Tại sao hiện nay bạn lại cần đến dịch vụ Dropship ?

Dropship đơn giản là một hình thức “đặt hàng giùm”, là hoạt động mua đi bán lại trên nền tảng trực tuyến. Khi khách hàng mua hàng qua dropshipper, dropshipper sẽ ngay lập tức mua hàng từ bên cung cấp, sản phẩm sẽ được nhà cung cấp ship thẳng đến địa chỉ khách hàng. Lợi nhuận của dropshipper đến từ chênh lệch giá bên nhà cung cấp và giá dropshipper niêm yết bán cho khách.  Do đó, dropshipper không phải trữ hàng, và mọi hoạt động đều được diễn ra online. 

2. Quy trình dropship

Dropshipping có rất nhiều cách để thực hiện, nhưng nhìn chung đều tuân theo một quy trình được tóm tắt như sau:

2.1 Tìm sản phẩm 

Trong giai đoạn này, Seller sẽ lựa chọn sản phẩm mình muốn bán. Sản phẩm phải phù hợp với thị trường, đảm bảo đầu ra. Muốn biết được điều này, seller phải nghiên cứu thị trường thật kỹ, tìm ra được sản phẩm nào là tiềm năng và phù hợp để bán.

Một số phương pháp để nghiên cứu thị trường sản phẩm bao gồm:

  • Tham khảo trên các diễn đàn, mạng xã hội về các nhu cầu sản phẩm hiện tại.

Ví dụ: Trong đợt Covid vừa rồi, báo chí và truyền thông thường đưa những báo cáo về nhu cầu tăng cao của khẩu trang và đồ bảo hộ y tế.

  • Sử dụng các tool về nghiên cứu thị trường

Với các kho dữ liệu về người dùng trên các trang thương mại điện tử, các tool về nghiên cứu thị trường có thể cung cấp cho seller những thông tin cần thiết để phân tích tiềm năng thị trường về các dòng sản phẩm đang được bán, những mặt hàng bán chạy, và doanh thu ước tính của các mặt hàng đó. 

2.2 Tìm nguồn cung

Sau khi xác định được các mặt hàng muốn kinh doanh, thì tiếp theo là tìm các nguồn cung cho các mặt hàng đó.

Các Seller nên chọn nguồn cung uy tín, là nhà sản xuất, và tránh mua từ một bên thứ 3 (đừng để bản thân biến thành bên thứ 4, 5, 6).

Thông thường các nguồn cung chất lượng rất khó tìm, và sẽ ít khi xuất hiện trên những trang đầu tìm kiếm (vì không chi tiền cho quảng cáo), do đó các seller cần phải thật kiên nhẫn và tỉnh táo để không phải mua từ một dropshipper khác.

Các nền tảng nguồn cung trực tuyến thường được các Seller Việt Nam và quốc tế sử dụng: Alibaba, Aliexpress, Taobao,..

2.2.1 Alibaba

AliBaba là một nền tảng B2B kết nối người mua và người bán. Nền tảng này dành cho người bán buôn nhiều hơn là người bán đơn lẻ. Alibaba tạo điều kiện cho việc giao dịch trực tiếp với nhà sản xuất. Các nhà cung cấp cung cấp các mặt hàng số lượng lớn và có thể đáp ứng các đơn đặt hàng cho việc dropshipping.

Dropshipping từ Alibaba có thể mất thời gian tùy thuộc vào địa điểm nhận hàng, thậm chí có thể đợi đến sáu tuần để được giao hàng. Để cắt giảm chi phí, người bán có thể chọn vận chuyển bằng đường biển thay vì đường hàng không, tuy nhiên vẫn nên nghiên cứu và lên kế hoạch cho phù hợp. Hiên tại Alibaba có hơn 2,8 triệu nhà cung cấp với hơn 5.900 danh mục sản phẩm, và thường là sự lựa chọn cho dropshipper chuyên nghiệp, muốn mua hàng với số lượng lớn lấy giá thấp và bán lại với giá cao hơn.

2.2.2 Aliexpress

AliExpress là một nền tảng trực tuyến kết nối người mua quốc tế từ khắp nơi trên thế giới với các doanh nghiệp nhỏ ở Trung Quốc. Nền tảng này đôi khi được so sánh với Amazon, nhưng nó giống với eBay hơn ở chỗ cả cá nhân và doanh nghiệp đều có thể cung cấp sản phẩm trên trang web của họ.

Đặc biệt ở chỗ, AliExpress không cho phép người mua từ Trung Quốc đại lục và không cho phép các doanh nghiệp hoặc cá nhân không phải là người Trung Quốc bán hàng trên nền tảng.

Tuy nhiên, một số cửa hàng trên AliExpress thường không cung cấp đủ thông tin, vì vậy các seller thường phải dựa vào hệ thống xếp hạng cửa hàng và xem đánh giá của những người mua khác.

Mặc dù AliExpress cũng cung cấp tính năng bảo vệ người mua, nhưng nhìn chung, việc hoàn tiền chỉ được thực hiện khi người mua không nhận được sản phẩm đã vận chuyển hoặc sản phẩm nhận được khác với quảng cáo (áp dụng với các mặt hàng có giá trị cao như đồ trang sức hay đồ điện tử). Nhìn chung, AliExpress khá rủi ro khi người mua không được đổi trả hay bảo hành.

2.2.3 Taobao

Taobao được thành lập vào năm 2003, là một trong những nền tảng bán lẻ và mua sắm trực tuyến phổ biến nhất ở Trung Quốc, với gần 500 triệu người dùng đăng ký và hơn 60 triệu người truy cập thường xuyên mỗi ngày. Đồng thời, số lượng sản phẩm trực tuyến đã vượt quá 1 tỷ, với trung bình 48.000 mặt hàng được bán mỗi phút. Đây cũng là nền tảng thường được các dropshipper Việt Nam sử dụng vì giá cả phải chăng và sản phẩm đa dạng, tuy nhiên chất lượng của sản phẩm đôi khi không đồng nhất và khó tìm được nhà cung cấp uy tín.

Cũng vì nguyên nhân là một trang bán lẻ, các dropshipper khó mà mua với số lượng lớn, cũng như tỉ lệ hết hàng trên các trang bán hàng cũng cao hơn, làm ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của dropshipper.

2.2.4 Các công cụ liên kết với nhà cung cấp

Tất nhiên, vì rất nhiều lý do (đặc biệt là về mặt ngôn ngữ) mà việc giao tiếp trực tiếp với nhà cung cấp trên các nền tảng trên gặp nhiều khó khăn. Do đó, các dropshipper thường trang bị thêm cho mình những công cụ trung gian để kết nối dễ dàng hơn với nhà cung cấp.

Phổ biến nhất là Orbelo, Modalyst, SaleHoo, Spocket, Wholesale2B (các nền tảng liên kết),…

Các công cụ này hỗ trợ bằng cách tổng hợp và phân tích các thông tin sản phẩm từ các nhà cung cấp trên Alibaba, Aliexpress, Taobao,… đưa ra các báo cáo mà Dropshipper cần và hỗ trợ trong việc listing sản phẩm cũng như niêm yết giá.

2.3 Chọn nơi bán hàng

Nơi bán hàng chính là “mặt trận chiến đấu” của dropshipper, đây là nơi dropshipper gặp gỡ khách hàng của mình và thu lại lợi nhuận từ việc bán hàng. Các dropshipper nên chọn nơi:

  • Có nhu cầu lớn: có lưu lượng người dùng cao và có nhu cầu với mặt hàng mà dropshipper kinh doanh
  • Uy tín: Uy tín đến từ người mua, từ đối thủ cạnh tranh, cũng như nhà cung cấp nền tảng bán hàng
  • Chênh lệch giá tốt: Mức thu nhập của người mua cao, từ đó dropshipper có chênh lệch giá tốt hơn

Một số trang bán hàng phổ biến hiện nay là Amazon, Ebay, Etsy,… và ngày càng nhiều dropshipper bán trên trang bán hàng cá nhân (thông qua Shopify, WooCommerce,…)

2.4 Chọn dịch vụ vận chuyển

Phải có lý do mà Dropshipping bao gồm “shipping” trong đó: đây là khâu quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của dropshipper. Tùy vào nơi cung cấp hàng hóa mà Dropshipper sẽ có được dịch vụ vận chuyển cũng như chi phí vận chuyển phù hợp. Đây là khía cạnh mà dropshipper cần cân nhắc, bởi vì chi phí vận chuyển cao sẽ ảnh hưởng đến giá bán.

Ví dụ, Taobao hỗ trợ cả vận chuyển quốc tế và trong Trung Quốc nhưng chi phí vận chuyển chỉ giới hạn ở dịch vụ chuyển phát nhanh như EMS, DHL, FedEx và UPS, do đó chi phí vận chuyển rất cao.

2.5 Quảng bá sản phẩm

Đây là công việc chính của một dropshipper. Việc kinh doanh có thành công hay không phụ thuộc phần lớn ở giai đoạn này.

2.5.1 Quảng bá trên Amazon, Ebay:

Các công việc cần làm bao gồm:

  • Tối ưu keyword: tìm ra keyword tương ứng với sản phẩm, có lượt tìm kiếm cao và ít đối thủ cạnh tranh
  • Tối ưu listing, A+ content: Xây dựng một “cửa hàng” thật thu hút, cũng như có đầy đủ thông tin về sản phẩm. Đây là cách hữu hiệu để xây dựng lòng tin khách hàng.
  • Chạy quảng cáo: Chạy quảng cáo tuy là hoạt động không bắt buộc, nhưng nó lại là một cách hiệu quả để thu hút khách hàng tiềm năng. Có nhiều loại quảng cáo khác nhau, và tùy theo sản phẩm, cũng như ngành hàng kinh doanh mà các seller nên có các chiến dịch quảng cáo phù hợp.

2.5.2 Quảng bá qua kênh ngoài:

Một số kênh ngoài thường được sử dụng bao gồm:

  • Các Website đối tác

Các seller có thể tìm đến các website bên ngoài và nhờ họ quảng bá cho sản phẩm của mình. Tất nhiên các website đó phải có sự liên quan nhất định đến các sản phẩm bạn muốn bán.

Ví dụ, nếu mặt hàng của bạn là chậu cảnh, thì những website tốt nhất cho việc quảng bá sẽ liên quan đến làm vườn, hoặc trang trí nội thất, ngoại thất, hoặc cộng đồng những người thích chậu,… 

Các bài viết trên các website đó thông thường là các bài review, đánh giá, top 5, top 10 các sản phẩm,… và điều quan trọng nhất là họ sẽ dẫn link sản phẩm đến trang bán hàng của bạn.

Tất nhiên, phần lớn việc hợp tác này sẽ có chi phí hoặc trao đổi giữa 2 bên.

  • Mạng xã hội

Cũng giống như với các website đối tác, các mạng xã hội cũng có các cộng đồng phục vụ cho việc quảng bá. Bạn có thể tìm đến những người nổi tiếng, hoặc những fanpage, group để nhờ họ giới thiệu sản phẩm của mình.

Một số mạng xã hội có tính năng hỗ trợ quảng cáo có trả phí như Facebook Ads, Youtube Ads,…

  • Quảng cáo trên công cụ tìm kiếm

Thay vì phải nhờ các website khác, bạn có thể tự tạo một website để giới thiệu sản phẩm.

Để các bài viết về sản phẩm được leo hạng tìm kiếm, bạn cũng cần phải tối ưu SEO cho nó hoặc sử dụng hình thức chạy quảng cáo trên thanh tìm kiếm như Google Ads.

2.6 Hoàn thiện đơn và giao hàng

Việc hoàn thiện đơn hàng và giao hàng về cơ bản có 2 cách thực hiện:

  • Tự đặt hàng với bên nhà cung cấp (phương pháp thủ công), dành cho người mới bắt đầu, bán với số lượng ít hoặc không đa dạng;
  • Thông qua các nền tảng hỗ trợ kết nối với nhà cung cấp: Shopify, Woocommerce,… Khách hàng mua trên trang bán hàng của bạn và các nền tảng trên sẽ ngay lập tức chuyển thông tin về nhà cung cấp.

3. Chi phí

Các chi phí ước tính mà một dropshipper cần bỏ ra:

  • Phí tài khoản bán hàng trên marketplace
  • Phí duy trì Website, domain – phí nâng cấp tính năng web (nếu việc bán hàng cần sử dụng website)
  • Phí các công cụ hỗ trợ: nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ, nghiên cứu keyword
  • Phí quảng cáo với bên thứ 3: Chạy Ads, phí hợp tác với các đơn vị hỗ trợ
  • Phí giao dịch qua các cổng thanh toán quốc tế
  • Phí các nền tảng hỗ trợ liên quan

Do đó, có thể thấy được các chi phí của dropshipping đến từ hoạt động Marketing là chủ yếu.

4. Rủi ro của dropship 

Giống như bất cứ ngành nghề nào, làm dropship cũng có những rủi ro đi kèm, được chia thành 3 vấn đề cơ bản:

4.1 Vấn đề từ nguồn cung

Nhà cung cấp là nguồn sống của dropshipper. Nhà cung cấp là người quyết định thời gian vận chuyển, chất lượng hàng hóa. 

Vì mọi hoạt động đều diễn ra online, các dropshipper sẽ khó kiểm soát chất lượng cũng như số lượng đơn hàng từ phía nhà cung cấp. Dẫn đến việc nếu có vấn đề phát sinh từ lỗi của nhà cung cấp gây ảnh hưởng đến khách hàng, dropshipper sẽ là người “chịu trận” đầu tiên.

Bên cạnh đó giá thành của nguồn cung cũng là vấn đề nan giải đối với dropshipper. Có rất nhiều trường hợp dropshipper mua nhầm nhà cung cấp cũng là một dropshipper, khiến cho giá bị đội lên một cách không cần thiết. Và như đã nói trước đó, việc tìm được một nhà cung cấp/nhà sản xuất thật sự cũng giống như là mò kim đáy bể.

4.2 Vấn đề từ đối thủ

Đối thủ cạnh tranh ở đây được chia làm 2 loại:

  • Cạnh tranh từ một nguồn cung

Một nhà cung cấp đôi khi chỉ cấp quyền phân phối lại cho một đơn vị duy nhất hoặc giới hạn các bên bán ra, do đó cũng sẽ bình thường nếu một ngày đẹp trời bạn không thể tiếp tục bán sản phẩm của mình nữa, và mọi công sức xây dựng trước đó đổ sông đổ biển.

  • Cạnh tranh trên marketplace

Bao gồm các đối thủ cạnh tranh trên thị trường của bạn. Họ có thể là những người xuất hiện sớm hơn, có mẫu mã đẹp hơn, giá cả cạnh tranh hơn, có nhiều chính sách ưu đãi hơn,… làm ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng của bạn.

Tệ hơn, sẽ có những trường hợp cạnh tranh không lành mạnh, gây tổn thất nặng nề, thậm chí khiến bạn phải từ bỏ công việc kinh doanh.

 

4.3 Vấn đề từ thao tác bán hàng

Thao tác bán hàng chính của dropshipper thể hiện rõ nhất qua chiến lược marketing và content trang bán hàng.

  • Chiến lược marketing: bao gồm các hoạt động phân tích, đánh giá, lên chiến lược, thực thi bán hàng hiệu quả. Tóm lại là tìm ra mọi cách để tăng lợi nhuận cho việc kinh doanh. 

Ví dụ như nghiên cứu thị trường, tạo chiến dịch quảng cáo, tạo khuyến mãi,…

  • Content trang bán hàng là tất tần tật những miêu tả về sản phẩm, đây là thứ mang lại trải nghiệm chính cho khách hàng. Nhiệm vụ của một dropshipper chính là tạo nên một content trang bán hàng thu hút. Bởi vì khách hàng không thể trực tiếp cảm nhận sản phẩm, do đó content trang bán hàng mang tính quyết định liệu khách hàng có tiến hành chi trả cho sản phẩm hay không. 

5. Hợp tác bán hàng toàn cầu cùng Tín dương logistics

Nếu bạn đã có kỹ năng Marketing, có kinh nghiệm về chạy quảng cáo cũng như xây dựng website và đang có ý định thử thách trở thành một dropshipper, nhưng vẫn còn nhiều trăn trở về các rủi ro mà một dropshipper có thể gặp phải, thì bạn có thể cân nhắc trở thành đơn vị hợp tác bán hàng toàn cầu cùng Tín dương logistics.

Khi hợp tác với Tín dương logistics, bạn được tiếp cận với:

  • Nhà cung cấp là nhà sản xuất, không qua bên thứ 3, đảm bảo mức giá hợp lý nhất.
  • Đơn vị hợp tác vận chuyển uy tín 
  • Đội ngũ tư vấn, hỗ trợ bán hàng của Tín dương logistics.
  • Chúng tôi chuyên cung cấp và liên hệ nguồn hàng tại Trung Quốc - cùng với mạng lưới vận chuyển từ Trung Quốc đi Nhật, Hàn,Mỹ , Anh, Pháp, Đức, Đài Loan, Úc... mới mức giá, chi phí hợp lý và thời gian nhanh nhất.

Lợi thế của chúng tôi là linh hoạt, cơ động, chủ động giải quyết các vấn đề giúp khách hàng.

Nếu bạn có nhu cầu order hoặc :

  • Vận chuyển hàng từ trung quốc đi Mỹ
  • Vận chuyển hàng từ trung quốc đi Nhật
  • Vận chuyển hàng từ trung quốc đi Anh
  • Vận chuyển hàng từ trung quốc đi Hàn Quốc
  • Vận chuyển hàng từ trung quốc đi Đài Loan
  • Vận chuyển hàng từ trung quốc đi Đức
  • Vận chuyển hàng từ trung quốc đi Australia - Úc
  • Vận chuyển hàng từ trung quốc đi Pháp
  • Vận chuyển hàng từ trung quốc đi Canada
  • ...

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất :

Mobile : + 84  852 789 913 . Whatsapp : + 84  852 789 913