Vận Chuyển Hàng Từ Trung Quốc Về Việt Nam – Rẻ chưa chắc đã tốt

Bản chất chi phí vận chuyển là một phần của chi phí nhập hàng. Nên việc niêm yết giá theo kg không phản ánh đúng chi phí cuối cùng bạn phải trả. Cũng vì thế, việc bạn so sánh bên này đắt bên kia rẻ chỉ dựa trên giá kg cũng là một sai lầm.

Bài này, tôi sẽ chia sẻ cách tính chi phí cuối cùng, tức là từ khi bạn quyết định nhập hàng về bán cho tới khi hàng về đến cửa nhà bạn. Đồng thời, bài này cũng chỉ ra cách mà các công ty vận chuyển nhỏ, các dịch vụ vận chuyển cá nhân đang kiếm tiền trên sự thiếu cẩn thận của bạn như thế nào. Và cuối cùng, từ việc hiểu cách tính, bạn chọn được công ty uy tín và tối ưu chi phí nhập hàng của bạn.

Chi phí nhập hàng = tiền hàng + phí mua hộ + phí ship nội địa + phí đóng hàng, kiểm hàng + phí vận chuyển về việt nam.
Danh sách nội dung của bài viết.

Phần 1 – Phí tiền hàng.
Phần 2 – Phí order hàng hộ.
Phần 3 – Phí ship nội địa Trung Quốc.
Phần 4 – Phí vận chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam.
Phần 5 – Phí khác.
Phần 6 – Rủi ro khi nhập hàng
Phần 7 – Thông tin liên hệ.

Phần 1 – Phí tiền hàng.

1 – Phụ thuộc vào khả năng tìm kiếm nguồn hàngthương lượng giá với xưởng, nhà cung cấp.

2 – Người mới thì thường tìm nguồn hàng trên mấy website lớn như Taobao, Tmall, 1688. Người làm lâu rồi thì tìm nguồn hàng tốt qua những mối quan hệ hoặc tự đi tìm. Mối quan hệ với bên trung gian là người Việt sống tại Trung Quốc, các công ty vận chuyển có nhiều năm kinh nghiệm bỏ sỉ hàng cho các shop.

3 – Taobao, Tmall, 1688 đây là những website ai cũng biết hết, không có gì là bí mật. Tuy nhiên, sự khác nhau nằm ở việc ai có khả năng tìm kiếm (bằng từ khoá, hình ảnh), phân loại và đưa ra cách nhìn nhận về những gì phân loại được. Cơ bản là vậy. Còn muốn giá tốt thì nó phục thuộc vào khả năng thương thảo của bạn. Bạn hoàn toàn có thể mua chỉ bằng một nửa giá niêm yết trên web qua cách bạn thương lượng. Vì qua cách nói chuyện là họ biết bạn có phải dân ‘trong nghề’ hay không. Nói chung, ai mới order hàng lần đầu cũng yếu 2 kỹ năng này. Đó là lý do vì sao rất nhiều người mới bỏ tiền đi học. Về bản chất, các khóa học dạy cách order hàng cũng tập trung chủ yếu vào chuyện tìm nguồn hàng giá tốt và một số “bí kíp” để đón trend, thương lượng với xưởng, nhà cung cấp.

Phần 2 – Phí order hàng hộ.

1 – Phí order hộ tồn tại vì bạn chẳng thể order trực tiếp được. Vì sao? Vì bạn không biết tiếng Trung và cũng không có nhiều bạn có tài khoản ngân hàng Trung Quốc để trả tiền trực tiếp cho xưởng, nhà cung cấp.

2 – Phí này giao động từ 1% – 5% tổng hoá đơn tiền hàng. Hoá đơn càng lớn thì phần trăm càng nhỏ và ngược lại. Để cạnh tranh với nhau, nhiều công ty vận chuyển để mức phí này rất thấp thậm chí miễn phí order hộ. Bạn phải hiểu, không có gì miễn phí cả. Giảm khoản này thì các khoản khác sẽ tự động được đẩy lên để đảm bảo mức lợi nhuận bằng với mặt bằng chung và nuôi sống công ty.

Phần 3 – Phí ship nội địa Trung Quốc.

Là phí vận chuyển từ xưởng tới kho của đơn vị vận chuyển trong nội địa Trung Quốc.

1 – Freeship chỉ là tương đối. Bạn mua 10 cái áo ở một shop trên Tmall và ban được freeship vì bản chất bạn đang nhập giá mua lẻ. Người khác mua 100 cái áo ở shop đó, deal được nửa giá so với bạn, và họ vẫn phải chịu phí ship, đơn giản vì thằng bán đã để giá gốc rồi, không muốn chịu thêm phí ship. Chưa hết, nếu shop bạn mua hàng gần với kho hàng của đơn vị vận chuyển. Còn nếu kho hàng ở xa, ở một thành phố khác thì rất khó để được freeship.

2 – Thông thường, phí ship nội địa giao động từ 0.1 – 1 tệ/ 1 sản phẩm. Quần áo, phụ kiện là mặt hàng được miễn phí nhiều nhất vì nhẹ hơn giày dép và túi xách. Đối với mặt hàng máy móc, phụ tùng các mặt hàng nặng hoặc cồng kềnh (gia dụng) thì họ sẽ tính phí theo kilogram hoặc thể tích. 1 kg đầu sẽ là 6-10 tệ và các kg tiếp theo 2-4 tệ.

3 – Để biết chính xác giá ship nội địa bao nhiêu thì chỉ có cách là bạn tự order hàng. Còn nếu nhờ dịch vụ order hộ, giá ship nội địa cụ thể là bao nhiêu nằm ở sự trung thực của bên dịch vụ.

 

Phần 4 – Phí vận chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam.

1 – Là phí vận chuyển từ kho của đơn vận chuyển tại Trung Quốc tới kho của đơn vị vận chuyển tại Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng. Phí này tính trên kg hoặc thể tích (với hàng cồng kềnh).

2 – Hàng hóa cồng kềnh sẽ quy đổi theo công thức: Cân nặng = dài*rộng*cao/6000. Về cơ bản một kiện hàng nặng 75 kg với kích thước rộng 90 cao 70 dài 80 thì tính ra số cân nậng thực sự bạn phải trả tiền sẽ là (90x80x70)/6000 = 84 kg.

3 – Vậy thì làm sao để bạn tối ưu được mức phí này? Câu trả lời nằm ở chuyện bạn phải hiểu bản chất của mức phí này dựa vào những yếu tố nào? Tôi sẽ chia sẻ với bạn 3 yếu tố chính ảnh hưởng tới chi phí vận chuyển hàng:

+ Lượng hàng: nếu bạn đặt hàng nhỏ lẻ, bên vận chuyển sẽ phải chờ thêm hàng của các bên khác để gom cho thành 1 chuyến. Công ty càng lớn thì thời gian gom đủ hàng để về sẽ nhanh hơn và chi phí nhân sự kho bãi cũng vì thế mà giảm đi.

+ Loại hàng: loại hàng khác nhau sẽ ảnh hưởng đến con đường vận chuyển khác nhau. Bạn không thể kỳ vọng giá vận chuyển đường hàng không bằng với giá đường bộ được.

+ Vị trí của kho hàng: kho càng gần Việt Nam (ví dụ Bằng Tường) thì thời gian vận chuyển càng nhanh và phí ship nội địa Trung Quốc có thể cao. Kho hàng nằm xa Hà Nội (Quảng Châu) có thời gian chậm hơn nhưng thường được freeship nội địa do nằm gần các xưởng sản xuất hàng hơn.

4 – Rất nhiều nơi quảng cáo mức phí vận chuyển hàng siêu rẻ, chỉ cỡ 15k/1kg. Trong khi có những bên để 60k/kg. Vì sao một số bên lại có mức giá rẻ như vậy? Đơn giản vì họ tìm cách tăng số kg của bạn lên bằng cách làm tròn hoặc quy đổi hàng của bạn sang loại hàng cồng kềnh (do cách đóng gói của món hàng hay cách đóng hàng của xưởng). Về làm tròn, đơn hàng của bạn 0.1kg bị tính là 0.5kg, 0.7 thành 1kg. Đấy là chưa kể chuyện kê sai, kê khống và nếu bạn không cân lại thì bạn sẽ mất thêm tiền trên số kg khống đó. Về quy đổi, món hàng nặng 75kg hoàn toàn có thể bị tính giá thành 84kg vì bị liệt kê vào hàng cồng kềnh.

Khi một công ty tự quảng cáo mình là rẻ nhất thị trường, bạn hãy tự đặt câu hỏi với mức giá quá thấp như vậy, công ty này lấy tiền đâu mà duy trì đội ngũ nhân viên và phát triển. Khi mà mức giá rẻ bằng 1/4 thị trường như trên thì chỉ có 2 khả năng: hoặc tăng các loại phí khác lên (phí kiểm hàng, phí đóng hàng, phí order hàng) hoặc làm cá nhân nhỏ lẻ, lấy công làm lãi, tự làm tự ăn. Mà đã làm ăn kiểu nhỏ lẻ, hệ thống kho bãi vận chuyển không có, thì hàng thường không về đúng hẹn do bạn phải chờ họ gom hàng đánh thành 1 chuyến. Bạn sẽ mất thêm rất nhiều thời gian để giải quyết những vấn đề chẳng đâu với đâu mà đáng lẽ ra bạn có thể tiết kiệm được bằng cách làm việc với những bên chuyên nghiệp. Tóm lại đừng ham rẻ. Rẻ và tốt hiếm khi đi cùng nhau.

 

Phần 5 – Phí khác.

Một vài khoản phí có thể phát sinh nếu bạn muốn giảm khả năng hàng bị sai, bị lỗi so với order:

1 – Phí đóng hàng: nếu hàng hoá của bạn được xưởng đóng thành kiện gọn gàng, chất lên xe là đi thì bạn không mất phí đóng hàng. Nếu hàng lẻ thì sẽ bị tính phí đóng thành kiện.

2 – Phí kiểm hàng: phí để bên vận chuyển kiểm tra lại xem xưởng gửi đúng mẫu mã và số lượng như order của bạn hay không. Thực ra, các công ty order hàng hộ chỉ làm đúng trách nhiệm của mình là order đúng mẫu mã số lượng tại địa chỉ shop mà bạn gửi. Họ sẽ hỗ trợ bạn nếu hàng về sai mẫu mã số lượng và có lấy phí hay không thì tuỳ công ty. Bạn không thể trách họ việc thu thêm phụ phí này vì họ làm đúng trách nhiệm của mình. Tuy nhiên, trên thực thế, có rất nhiều trường hợp hàng mẫu thì về đẹp, hàng thật đánh số lượng lớn thì như mớ rẻ rách. Trường hợp này khả năng cao là công ty vận chuyển và xưởng đã hợp tác ăn tiền. Cùng một mẫu mã đó, sưởng thay đổi chất liệu khác, bớt xén một số chi tiết nhỏ, phần chênh lệch sẽ được 2 bên ăn chia.

3 – Phí chuyển từ kho của công ty vận chuyển tại Việt Nam về nhà bạn: cái này thì tuỳ khả năng của bạn để bạn chủ động tự đi lấy hàng hoặc nhờ công ty đánh xe về tận nhà.

4 – Mua tệ: thông thường các công ty vận chuyển đã làm ăn lớn thì họ thường để tỷ giá cao hơn đơn giản vì kinh doanh tiền tệ không phải là dịch vụ tập trung của họ. Bạn cần tìm một chỗ uy tín và có mức tỷ giá thấp hơn so với công ty vận chuyển. Bạn có thể tìm hiểu thêm bài viết về chủ đề chuyển tiền Trung Quốc – Việt Nam của mình để hiểu sâu hơn về mảng này.

Việc tiếp theo của bạn làm sao đó để tối ưu từng phần nhỏ trong các khoản phí tôi vừa kể để ra được con số cuối cùng – chi phí nhập hàng.

 

Phần 6 – Rủi ro nhập hàng Trung Quốc các bạn mới thường xuyên gặp phải.

Với những bạn mới, order hàng Trung Quốc thường qua dịch vụ mua hàng hộ của các công ty vận chuyển. Dịch vụ mua hàng hộ online của các bên vận chuyển tuy tiện lợi nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Nếu không chịu nghiên cứu kỹ lưỡng, bạn hoàn toàn có thể rơi vào tình thế mất tiền mất hàng không biết kêu ai.

Từ kinh nghiệm săn lùng nguồn hàng cũng như làm việc với một số công ty vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, mình sẽ tổng hợp lại cho bạn một số rủi ro để bạn lường trước cũng như chuẩn bị sẵn hướng đối phó. Tất nhiên, no pain no gain, rủi ro cao đem lại lợi nhuận lớn. Chiến thắng thuộc về những người nhanh nhạy thông minh và chịu tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi lao đầu vào đặt hàng.

1/ Mất hàng

Trực tiếp chốt đơn và chuyển tiền với nguồn hàng, bên vận chuyển làm vai trò chuyển hàng. Sau nhiều ngày, bạn không nhận được hàng. Hỏi bên vận chuyển thì bên đó báo vận đơn (số trên tờ giấy mà bên nguồn hàng xuất cho mình khi họ chuyển hàng cho đơn vị vận chuyển), bên shop bán cho mình thì khẳng định đã gửi đi và chụp giấy về.

  • Kinh nghiệm:
  • Không nên trực tiếp chốt hàng nếu chưa có kinh nghiệm làn ăn dài hạn với nguồn hàng.
  • Thường thanh toán bao giờ cũng có bảo lãnh thanh toán, nên chẳng may gặp lỗi gì vẫn có thể chuyển ngược lại TQ để bảo hành.

2/ Hàng về chậm

Đầu tiên, bạn phải nắm được dòng thời gian của hàng:

1. Đặt hàng: sau khi mình đặt link thìcty nó dùng tiền thanh toán hàng mất 1 buổi.
2. Xưởng giao hàng cho kho logistics: từ 1-5 ngày tuỳ độ xa gần & phí vận chuyển. Khi xưởng hết hàng có thể bị chậm hơn, có lần mình bị chậm đến 23 ngày
3. Thời gian giao hàng từ kho qc về vn. Về HN tầm 2-3 ngày. Đà Nẵng 6-7 ngày. SG 6-7 ngày.

Trừ khi hàng đó là hàng sản xuất sẽ lâu hơn, còn không thì ko có chuyện delay, nếu delay phải có lý do cụ thể.

Có một cách nữa là nên tìm những bên có tính năng tracking đơn hàng.

3/ Hàng về thiếu, chất lượng xấu hơn so với đơn hàng

Các shop bên đó còn shop đểu shop thật. Bạn phải làm nhiều rồi mới có kinh nghiệm chứ chẳng ma nào dám đứng ra đảm bảo cho bác. Sản phẩm nó chụp lên PR thì lúc nào chả đẹp. Công ty vận chuyển cũng là trung gian nên chất lượng hàng hoá người ta không đảm bảo được cho bạn.

  • Nếu hàng số lượng sẽ có ảnh thật, chụp trực tiếp từ nhà cung cấp, ok mới lấy về.
  • Bạn lưu ý là bên xưởng nó sản xuất nên nó cũng có thể fix chất lượng theo tiền được chứ không phải cố định. Hàng 100 chất khác, hàng 80 chất khác, hàng 20 cũng có luôn. Hình thức thì giống nhau vì họ sản xuất ra mà. Chưa hết, đặt hàng 100, bên trung gian fix xuống 80 – 90 ăn hai mang hoặc tráo shop. Hàng nhái thì càng vô cùng luôn ạ. Nên cứ phải rõ ràng có hóa đơn biên lai đàng hoàng.
  • Trả thêm tiền để kiểm hàng. Nhờ bên vận chuyển kiểm hàng nếu ok thì nhận. Không được thì bên vận chuyển đứng ra giải quyết với nguồn hàng.
    khi về kho trung quốc bác cũng cấp cách thức kiểm hàng cho họ trong khả năng có thể.
  • Nếu OK thì cho về việt nam còn nếu k OK thì từ chối kí nhận, hàng quay ng lại shop. Quan trọng giao dịch với shop, với bên vận chuyển rõ ràng ngay từ đầu.

Order dạng này được gọi là tiểu ngạch. Và tiểu ngạch thì luôn có rủi ro
Thứ 1 : mấy công ty logistic kiểu này nó chỉ là dạng mua hộ, order hộ thành ra hàng hóa có rủi ro ng ta chỉ giải quyết theo hướng thương lượng với bên ng bán rồi đền bù cho bạn thôi.Chứ nó k đứng ra giải quyết như kiểu trực tiếp người bán.Nên bạn phải hiểu.Họ không chịu trách nhiệm hoàn toàn 100% [Nói nôm na là cò giao dịch].

Thứ 2: vận chuyển thì nó phức tạp ở chỗ.Ng bán giao hàng cho kho TQ của cty. Rồi cty mới ship về VN. Nội đi từ VN về thì cái logistic VN nó cùi bắp cỡ nào. Hàng hóa về dễ có rủi ro [bể gãy] thành ra bạn muốn hàng mà okê 100% thì chỉ có nước mua quần áo hay vật khó bể, hỏng hóc.

Thứ 3: Cọc tiền là phải. Nó chỉ là cò, mua hộ, nó không dại gì mà không lấy cọc để mua hàng. Lỡ mua hàng dùm bạn. Bạn méo thích nữa bạn bùm hàng nó. Nó ôm à.

Thứ 4: Thời gian về lâu hay chậm phụ thuộc vào tg giao hàng ng bán của TQ, Ship của TQ và thông cửa khẩu của tụi Logistic VN.

Còn nếu muốn chắc 100%, thời gian ít rủi ro thì bác chơi chính ngạch. Tức là có giấy tờ,giao dịch trực tiếp hoặc nhờ đại diện cty để giao dịch hàng – tuy nhiên phí cao gấp 2 lần so với đi tiểu ngạch này và phức tạp hóa về mặt giấy tờ. Kinh nghiệm của mình hay đi buôn mấy cái này. Nếu chơi số lượng lớn thì qua 1688 [lựa hàng ít, mua nhiều shop, shop nào oke thì đi với nó]. Nếu được thì tải chương trình chat với tụi nó. Thương lượng này nọ. Xong sau này biết rành thì đi Chính ngạch. Lấy giá FOB. Rồi kêu cty chính ngạch làm việc với cty này. Rồi lấy hàng đều đều.

Phần 7 – Dịch vụ vận chuyển.

Mặc dù tôi không làm vận chuyển nhưng tôi vẫn muốn chia sẻ hết cho mọi người. Vì cách làm của tôi là tôi muốn theo đuổi sự trung thực cũng như mối quan hệ 2 bên cùng có lợi. Tôi muốn làm việc với những ai hiểu những gì tôi nói và cùng mong muốn làm ăn lâu dài chứ không chăm chăm giá rẻ – dẫn tới gian lận, rồi phá nát thị trường.

Hỗ trợ - liên hệ dịch vụ

Mr Dương

Mr Dương

Call or Zalo: 085 278 9913

Mr Tuan

Mr Tuan

Call or Zalo: 0982 746 747